BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
VÀ
CÁC TU ĐOÀN TÔNG ĐỒ
DẪN NHẬP
Tu huynh
1. Ngay từ những thế
kỷ đầu tiên của Kitô giáo, đời sống thánh hiến gồm thành phần chủ yếu là các giáo dân, những
người nam và nữ thể hiện sự khao khát sống cách triệt để những gì Tin mừng đòi
hỏi nơi tất cả những ai đi theo Đức Giêsu. Kể cả ngày nay, đại đa số những người sống
đời thánh hiến, - cả nam lẫn nữ -, là giáo dân.
“Tu huynh” là tên gọi truyền thống dành cho Nam
tu sĩ trong
Giáo hội từ lúc khởi đầu đời sống thánh hiến. Dĩ nhiên, tên gọi này không chỉ
dành riêng cho họ, nhưng nó truyền đạt cho cộng đoàn Hội thánh mà anh là phần tử
một vai trò làm ký ức ngôn sứ cho Đức
Giêsu – là Người Anh đã nói với các môn đệ: “Tất cả các con đều là anh em với
nhau” (Mt 23,8)
Theo Tin Mừng Mátthêu,
Đức Giêsu nói lời này trong bối cảnh Người chống lại thói đạo đức giả của những
kẻ lợi dụng tôn giáo để mưu cầu tư lợi và vinh quang trước mắt loài người. Nhưng giá trị của lời này còn đi xa hơn bối cảnh cụ thể
của nó. Thật vậy, danh xưng anh em / chị
em đề cao phẩm giá chung và bình đẳng của tất cả các tín hữu. Họ là những người con trong
Người Con của
cùng một Cha trên
trời (Mt 5, 45), được mời gọi để hình thành một tình huynh đệ đại đồng trong Đức
Kitô, người anh cả của mọi người (x. Rm 8, 29).
Mặc dù Huấn thị này
bàn trực tiếp về đời sống và sứ mạng của các Tu huynh, nhưng nhiều vấn đề được
thảo luận ở đây, - chẳng hạn sự tham gia vào mầu nhiệm hiệp thông, tình huynh đệ
hoặc vai trò ngôn sứ của đời sống chứng tá và phục vụ -, cũng được áp dụng cho
cả đời sống và sứ mạng của các người nam và các người nữ sống đời thánh hiến.
Các nam nữ tu sĩ,
bằng sự tham dự
vào mầu nhiệm cứu độ của Đức Kitô và Giáo Hội, là lời nhắc nhở thường
xuyên cho tất cả các Kitô hữu về việc cần phải dâng trót cả cuộc đời như món
quà hiến dâng cho Thiên Chúa. Các người tận hiến cũng nhắc nhở rằng sứ mạng của Giáo
hội chỉ là một và được chia sẻ cho nhiều người, tuy vẫn tôn trọng sự khác biệt
của các ơn gọi và tác vụ khác nhau. Tuy vậy, chúng ta nhận thấy rằng ơn gọi Tu
sĩ (nam cũng như nữ) đã không luôn luôn được hiểu đúng và trân trọng trong Giáo
Hội.
Suy tư dưới đây ước
mong góp phần vào việc quý trọng vẻ phong phú của các ơn gọi khác nhau, - cách
riêng nơi các người nam sống đời thánh hiến-, và làm sáng tỏ căn tính của các Tu
huynh cũng như giá trị và sự cần thiết của ơn gọi này.
Văn kiện
này nhắm đến ai
2. Các tu huynh hiện nay chiếm một phần năm trong tất cả các
người nam sống đời thánh hiến trong Giáo hội. Một số thuộc các hội dòng giáo sĩ
; số khác ở những hội dòng hỗn hợp. Số khác nữa gia nhập hội dòng tu
huynh, cũng được gọi là Hội Dòng Anh Em, gồm tất
cả (hoặc hầu hết) các thành viên là Tu sĩ Giáo Dân. Văn kiện này nhắm trực tiếp
đến tất cả những người này, với hy vọng rằng nó sẽ giúp họ củng cố ơn gọi của
mình.
Xét vì có những
điểm giống nhau giữa ơn gọi nữ tu và nam tu, nên những gì được đưa ra bàn ở đây
cũng dễ dàng áp dụng cho các nữ tu nữa.
Văn kiện này cũng
hướng đến các giáo dân, linh mục tu sĩ, linh mục giáo phận, giám mục và tất cả
những ai muốn tìm hiểu, đánh giá và cổ vũ ơn gọi Tu huynh trong Giáo Hội.
Khung cảnh cho việc suy tư
3. Tông huấn Đời sống Thánh Hiến của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được sử dụng
làm bộ khung cho
suy tư đặc biệt về Tu huynh, và chúng tôi tham chiếu Tông huấn này cho tất cả các
đặc điểm chung làm nên căn tính của đời sống thánh hiến. Chúng tôi chỉ nhắm trình
bày ở đây những điều đặc trưng và riêng biệt của ơn gọi này, mặc dù không thể
nào tránh khỏi việc quy chiếu về đời thánh hiến nói chung, cũng như các văn kiện
kể từ Công Đồng Vaticanô II trình bày về đời
thánh hiến trong khung cảnh của Giáo hội hiệp thông .
Nhiều đặc tính trước đây được vạch ra
như là đặc thù hoặc thậm chí dành riêng cho đời thánh hiến thì ngày nay được
nhìn nhận là thuộc về kho tàng chung của Giáo hội và được đề nghị cho tất cả
các tín hữu. Ngày nay các tu sĩ được thách đố phải nhận ra căn tính của chính
mình khi nhận ra trong cái chung với mọi người điều gì được sống theo hình thức
riêng biệt của mình, để rồi từ đó trở nên dấu chỉ cho mọi người.
Sơ đồ của văn kiện này
4. Trước tiên chúng tôi giới thiệu Tu
huynh trong Giáo hội-Hiệp thông, như là một phần của đoàn Dân duy nhất được Tuyển
chọn, trong đó mỗi người được mời gọi tỏa chiếu sự phong phú ơn gọi đặc biệt của
mình.
Tiếp đến là
dựa theo ba chiều kích mà Giáo hội hiệp thông giới thiệu chính mình, chúng tôi sẽ phát triển căn
tính các Tu huynh như mầu nhiệm hiệp thông cho sứ mạng. Cốt lõi của căn
tính các Tu huynh nằm ở trung tâm của ba viễn ảnh đó : tình huynh đệ
là món quà được lãnh nhận (mầu nhiệm), món quà được chia sẻ (hiệp
thông) và món quà được trao ban (sứ mạng).
Cuối cùng, chúng tôi sẽ đề xuất một vài
hướng dẫn ngõ hầu, ở khắp nơi trên thế giới, mỗi cộng đoàn và mỗi Tu huynh có
thể trả lời câu hỏi này: làm thế nào trở nên người anh em trong thời đại hôm
nay ?
1. CÁC
TU HUYNH TRONG GIÁO HỘI HIỆP THÔNG
“Ta đã chọn ngươi làm giao ước với muôn
dân” (Is 42, 6)
Một khuôn mặt cho giao ước
5. Nhờ
Thần khí lễ Ngũ Tuần thúc đẩy, cuộc canh tân của Công đồng Vaticanô II đã giúp cho Giáo Hội làm nổi bật
cốt lõi của bản chất của mình, được mặc khải như là mầu nhiệm hiệp thông. Mầu nhiệm này là kế hoạch Thiên Chúa cứu độ nhân loại,
được thực hiện trong lịch sử của giao ước.
Nguồn mạch của mầu nhiệm này không phải
bởi chính Giáo hội nhưng là bởi Thiên Chúa
Ba Ngôi, trong sự hiệp thông của Chúa Con với Chúa Cha trong sự trao ban Thánh Linh.
Sự hiệp thông này là kiểu mẫu, nguồn mạch và cùng đích sự hiệp thông của các Kitô hữu với Đức Kitô; và từ đó phát sinh sự hiệp
thông giữa các Kitô hữu với nhau.
Đời thánh
hiến, “nằm ngay giữa lòng Giáo hội như một yếu
tố quyết định đối với sứ mạng của Giáo hội”, phải nhìn vào đó để khám
phá và hiểu biết chính mình. Các Tu huynh sẽ tìm thấy nơi đây ý nghĩa sâu xa ơn
gọi của mình. Trong sự chiêm ngắm này, họ được truyền cảm hứng từ gương mặt của
người Tôi Trung
của Giavê được ngôn sứ Isaia mô tả. Thiên Chúa nói với ông : “Ta đặt ngươi
làm giao ước với muôn dân” (Is 42,6). Gương mặt này hoàn toàn ứng nghiệm nơi Đức Giêsu Nazareth, Người dùng máu của
mình để ký kết giao ước mới và mời gọi những ai tin vào Người hãy tiếp tục nhiệm
vụ trung gian được giao phó cho người Tôi tớ: trở thành giao ước với muôn dân.
Căn tính làm trung gian của người Tôi Trung vừa mang một ý nghĩa cá nhân
cũng như cộng đoàn, bởi vì
nó liên quan tới phần còn sót lại của
Israel, dân thiên sai, mà Công
đồng nói là: “được Đức Kitô thiết lập để trở
thành sự hiệp thông của sự sống, bác ái và chân lý, được Người sử dụng như khí
cụ cứu rỗi cho mọi người và được sai đi khắp thế giới như ánh sáng trần gian và
muối đất.” (x. Mt 5, 13-16)
Cảm nghiệm mình được thông dự vào dân
này và vào sứ mạng của nó, các Tu huynh sống ơn kêu gọi làm ký ức của giao ước qua
sự thánh hiến bản thân cho Thiên Chúa trong đời sống
huynh đệ cộng đoàn hướng tới sứ mạng. Nhờ thế, họ
làm sáng tỏ hơn sự hiệp thông mà tất cả Dân Thiên Chúa được mời gọi để thực hiện
Hiệp thông với Dân Thiên Chúa
6. Được Thánh Linh hướng dẫn, ngày nay
Giáo Hội ý thức sâu xa rằng mình là Dân Thiên Chúa, trong đó tất cả mọi người đều
có cùng chung một phẩm giá nhờ bí tích Thánh tẩy,
tất cả đều có ơn gọi chung là nên thánh,
và tất cả đều chia sẻ trách nhiệm loan báo tin mừng.
Mỗi người theo ơn gọi, đặc sủng và chức vụ của mình, trở thành dấu chỉ cho tất
cả những người khác.
Chính trong đoàn dân của những người được thánh hiến này mà nảy sinh và được
tháp nhập đời sống thánh hiến (gồm cả các tu sĩ giáo dân), bằng một sự thánh hiến
mới và đặc biệt, phát triển cùng đào sâu ơn thánh hiến của bí tích Thánh tẩy.
Đời sống thánh hiến tham gia “một cách đặc
biệt vào chức vụ ngôn sứ của Đức Kitô, mà Thánh Linh ban cho toàn thể Dân Thiên
Chúa”; đời sống này thể hiện đặc sủng riêng
biệt của mình trong mối tương quan và liên tục với các đặc sủng khác trong Giáo
hội; đời sống này kết hợp với sứ mạng của Giáo hội và cùng chia sẻ với các tín
hữu khác.
Các Tu huynh tìm thấy môi trường sinh sống tự nhiên của họ trong bối cảnh hiệp thông này, nhờ việc
thuộc về Dân Thiên Chúa; họ cũng hiệp nhất với tất cả mọi người, nhờ ơn thánh
hiến tu trì, phản ánh bản chất của Giáo Hội là mầu nhiệm hiệp thông. Trong Giáo Hội, họ bảo tồn “nghĩa vụ huynh đệ như một tuyên xưng về Thiên
Chúa Ba Ngôi”.
Các mối dây hiệp thông của Tu huynh trải
rộng ra ngoài phạm vi Giáo Hội, bởi vì chúng được thúc đẩy bởi cùng một “đặc
tính phổ quát sáng chói nơi Dân Thiên Chúa”.
Ơn gọi Tu huynh là một phần lời đáp trả mà Thiên Chúa dành cho thế giới hôm nay
đang bị sút giảm tình huynh đệ. Cội rễ của ơn gọi Tu huynh nằm ở cảm nghiệm sâu
xa về tình liên đới, giống như trường hợp ông Môsê trước
bụi gai bốc cháy: ông khám phá ra chính mình là mắt, là tai, là trái tim của Thiên Chúa, vị Thiên Chúa thấy dân Người bị
áp bức, nghe tiếng kêu than của họ, cảm thương nỗi thống khổ của họ và xuống để
giải thoát họ. Trong trải nghiệm sâu đậm đó, Tu huynh nghe thấy lời mời gọi
: “Ngươi hãy đi, Ta sai ngươi đến với vua
Pharaô để đưa dân Ta ra khỏi Ai Cập” (x. Xh 3, 7-10). Vì thế, ở nơi Tu
huynh, chiều kích hiệp thông gắn kết chặt chẽ với sự nhạy cảm sâu sắc đối với
tất cả những gì xúc phạm đến phẩm giá của những người dân thấp kém nhất; những người bị áp bức bởi các
hình thức bất công khác nhau, những người
bị gạt ra bên lề của lịch
sử và sự phát triển, nói cho cùng, là những người ít có khả năng trải nghiệm tin
mừng về tình yêu của Thiên Chúa trong đời sống của họ.
Ký ức sống động cho nhận thức của Giáo Hội
7. Tác
vụ đầu tiên mà các Tu huynh thể hiện trong Giáo hội trong vai trò tu sĩ là “nhắc
nhớ cho những người đã được Rửa tội về các giá trị cơ bản của Tin Mừng” và “bổn
phận phải đáp trả tình yêu Thiên Chúa đã được Thánh Linh đổ tràn xuống tâm hồn
vào lòng (x. Rm 5,5).
Tất cả mọi công việc và nhiệm vụ khác do các hình thức khác nhau của đời thánh
hiến cung cấp chỉ có ý nghĩa khi được cắm rễ trên tác vụ đầu tiên này.
Chức năng làm dấu chỉ, được Công Đồng Vaticanô II nhìn
nhận và năng được nhấn mạnh trong Tông Huấn
Đời Sống Thánh Hiến,
là điều cốt yếu cho đời thánh hiến và xác định hướng đi của nó: nó không hiện hữu
“vì mình”, nhưng là vì cộng đồng Giáo hội.
Quả vậy, đời thánh hiến, khi cho thấy cuộc đời như là chứng
tá cho tính tuyệt đối của Thiên Chúa,
cũng như là một tiến trình cởi mở với Thiên Chúa và mọi người dưới ánh sáng của
Tin Mừng, là lời kêu gọi tất cả mọi tín hữu, kêu mời mỗi người hãy sẵn sàng sống
cách triệt để, mở ra cho những ân ban và những tiếng gọi của Thánh Linh,
trong những hoàn cảnh và bậc sống khác nhau.
Tình huynh đệ của
các Tu huynh là một sự thôi thúc toàn thể Giáo Hội, khi đối mặt với cám dỗ muốn
thống trị, muốn tìm kiếm địa vị cao nhất, hoặc thi hành quyền bính như là quyền
lực, thì hãy nhớ đến giá trị Tin Mừng của các mối tương quan huynh đệ và bình đẳng:
“Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là
"ráp-bi", vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em
với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ
có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo,
vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Kitô” (Mt 23,8-10).
Ngày nay, đối với Giáo hội, tình hiệp thông là một
thách đố cấp bách trong thiên niên kỷ mới, làm thế nào để Giáo hội trở thành nhà và trường của sự hiệp thông.
Các Tu huynh là những cư dân hoạt động trong ngôi nhà này và đồng thời là các sinh
viên cũng như thầy giáo trong trường học ấy. Vì thế, họ lãnh lấy cho mình việc
thực hiện điều cấp bách mà Giáo hội đề ra: đó là nâng đỡ và thăng tiến một linh đạo hiệp thông.
Tái khám phá kho tàng chung
8. Các tương quan trong Giáo hội hiệp thông được thiết
lập từ những gì liên kết nhau chứ không phải từ những gì phân cách. Ngày nay,
chúng ta đang khám phá ý thức về gia sản chung, tựa như một kho báu to lớn làm
cho chúng ta bình đẳng trong điều cơ bản, trong phẩm giá, quyền lợi và nghĩa vụ
chung. Tất cả chúng ta được sinh ra trong đức tin, chúng ta gia nhập Giáo hội bằng
bí tích Thánh Tẩy. Trong khuôn khổ chung này, chúng ta được mời gọi thực hiện các
trách nhiệm phục vụ cộng đoàn Giáo hội, để sống cách ý nghĩa hay tính ngôn sứ một
vài khía cạnh thuộc về gia sản chung, và phục vụ sứ mạng chung qua các đặc sủng
và nhiệm vụ cụ thể của chúng ta.
Chiều kích căn bản này của đời sống đức tin không bao
giờ rời bỏ chúng ta. Các Kitô hữu giáo dân sống chiều kích ấy
theo hình thức đặc thù của đời sống giáo dân. Đối với những người được gọi vào
tác vụ linh mục hoặc sống đời thánh hiến, thì chiều kích đời sống tín hữu là điểm
quy chiếu thường xuyên nhắc nhở họ rằng họ thi hành tác vụ cho ai và là dấu chỉ
thánh hiến cho ai.
Tu huynh, được cắm rễ trong đoàn dân Kitô hữu, nhận được
những chứng tá và trợ giúp của các ơn gọi khác. Họ được mời gọi để sống cách trọn
vẹn và tính ngôn sứ mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo hội trong đời thánh hiến, nhằm phục
vụ toàn thể Dân Thiên Chúa.
Một dự án đổi mới
9. Đời thánh hiến, vào lúc đầu đa số
là giáo dân, đề xuất như mục tiêu căn bản là chăm lo gia sản chung Kitô hữu, được
lưu giữ và trao tặng cho tất cả các tín hữu trong các bí tích khai tâm. Chắc chắn
đời sống đó phải được thực hiện theo cách thức đặc biệt, tìm kiếm họa ảnh Chúa Kitô trong lối sống khiết tịnh,
khó nghèo và vâng phục.
Trải qua thời gian, nơi các dòng tu
nam giới, mục tiêu cốt yếu ấy của đời thánh hiến đã có nguy cơ tụt xuống hàng
thứ yếu so với các tác vụ linh mục. Để khôi phục lại vai trò đích thực của nó,
trong dòng lịch sử, Thánh Linh đã gợi lên những vị sáng lập muốn nêu bật đặc
tính giáo dân trong cộng đoàn của họ. Điều này đã xảy ra trong đời sống đan tu
của thánh Biển Đức, nơi mà các đan sĩ tu huynh trở thành những nhà truyền giảng
Tin Mừng ở Âu Châu; đó cũng là lối sống căn bản của Thánh Phanxicô, nơi mà các Anh
Em Hèn Mọn ra đời như là một dòng hỗn hợp,
gồm bởi các linh mục và giáo dân. Trong cả hai trường hợp này, xu hướng tiến tới
chức linh mục đã lấn lên trên dự án thành lập lúc ban đầu.
Vào thế kỷ XVI và XVII, các vị sáng lập mới đã phục hồi
đời tu sĩ giáo dân. Các dòng này, ngoài việc đề cao những tương quan huynh đệ
giữa các phần tử, còn xác định căn tính của mình với những nhu cầu xã hội mà họ
gắng đáp ứng. Họ cũng thiết lập cộng đoàn ở trong hoặc gần những nơi mà con người
đang sống trong tình trạng túng quẫn, nghèo hèn hoặc kém cỏi mà họ phải rao giảng
tin mừng. Như vậy, họ du nhập và làm tỏ hiện tình yêu cứu độ của Thiên Chúa ngay từ bên trong cảnh sống con người. Những
tình huynh đệ thánh hiến ấy đã làm chỗi dậy các dòng tu huynh và nữ tu. Trong số
các dòng ấy, thánh Gioan Thiên Chúa và thánh Gioan Lasan, cũng như thánh Angela
Merici và Mary Ward về phía nữ, đã trở thành những khí cụ của Thánh Linh, để đưa
vào Giáo hội nhiều đặc sủng sáng lập mới, được phát triển trong suốt thế kỷ XIX.
Các Tu huynh, hoặc trong các đan viện, tu viện, cộng
đoàn đời sống tông đồ hoặc huynh đoàn như vừa mô tả, đều nêu bật phẩm giá của việc
phục vụ hay tác vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng của nhân loại. Các việc
phục vụ này, được kết hợp với sự thánh hiến của họ và được thi hành một cách
chuyên nghiệp, đã trở thành nơi mà họ được cảm nghiệm về Thiên Chúa.
Phát triển kho tàng chung
10. Bối cảnh hiện tại của Giáo hội - hiệp thông vừa tạo
điều kiện thuận tiện lại vừa đòi hỏi hơn bao giờ hết các Tu huynh phải tái xác
nhận chức năng cấu thành nên đời thánh hiến, với một sự dấn thân được đổi mới,
không chỉ trong cộng đoàn của mình mà cả trong toàn thể Giáo Hội nữa. Họ được
kêu gọi trở thành men trong bột, như những
người có khả năng hướng dẫn đời sống tâm linh,
đồng hành huynh đệ với các tín hữu và giúp họ khám phá sự phong phú của truyền
thống Kitô giáo, hoặc đơn giản là các Tu huynh chia sẻ những kinh nghiệm riêng
tư của mình cho các người khác để giúp đỡ lẫn nhau.
Chúng tôi muốn nêu bật một số khía cạnh của kho tàng
chung này mà các Tu huynh cam kết phát triển nó.
- Đời sống bí
tích. Đời thánh hiến đặt nền tảng vững chắc trên bí tích Thánh tẩy và các
bí tích khai tâm khác. Từ đó, Tu huynh thể hiện tình con thảo đối với Chúa Cha,
cử hành đời sống mới đã nhận lãnh từ Chúa Phục Sinh, cảm thấy mình được gắn kết với Chúa Giêsu Kitô
là Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế, và để cho Thánh Linh hướng dẫn.
- Thuộc về Dân
Thiên Chúa. Tu huynh xác nhận việc thuộc về cộng đoàn tín hữu, bằng sự hội
nhập vào Giáo hội địa phương, và vào các cơ cấu hiệp thông và tông đồ, phù hợp
với đặc sủng của mình. Tu huynh cũng xác nhận việc thuộc về cộng đồng nhân loại,
cảm thấy liên đới với tất cả mọi nhu cầu của họ, đặc biệt với những người thấp
bé và dễ bị tổn thương: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của
người nghèo và những ai đau khổ… không có gì thực sự là của con người mà lại không
gieo âm hưởng trong lòng họ.
- Kết hợp nơi bản
thân tính phàm tục và linh thánh. Tu huynh kết hợp cả hai khía cạnh này nơi
bản thân mình. Như thế, họ duy trì sự hiệp nhất giữa thế tục và thánh thiêng, một
sự hiệp nhất đã trở thành hiển nhiên nơi cuộc nhập thể của Con Thiên Chúa.
- Dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa nơi các thực tại trần thế. Tu huynh đảm nhận những tác vụ của Giáo hội cùng với các
anh em cùng dòng và với các tín hữu cùng tham dự vào đặc sủng của đấng sáng lập.
Qua việc dấn thân này, họ tìm kiếm và cho thấy Thiên Chúa hiện diện trong những
thực tại trần thế tựa như văn hóa, khoa học, sức khỏe con người, thế giới lao động,
chăm sóc các người yếu đuối và chịu thiệt thòi. Đồng thời, họ cũng tìm kiếm và khám
phá con người, cả nam lẫn nữ, trong tính “duy nhất và toàn diện, với thể xác và
linh hồn, tình cảm và lương tri, trí khôn và ý chí”, trong niềm xác tín rằng
"cần phải cứu vớt con người, cần phải xây dựng xã hội lòai người".
- Đời sống huynh
đệ trong cộng đoàn. Tu huynh vun trồng sự hiệp thông huynh đệ trong đời sống
chung và dự phóng sự hiệp thông như là cách thế hiện hữu trong các tương quan
bên ngoài cộng đoàn. Dựa vào những kinh nghiệm nòng cốt về ơn gọi của mình, những
cảm nghiệm cá nhân với Chúa Giêsu là người Con yêu dấu của Chúa Cha, họ sống giới răn mới của Chúa như là trọng tâm của
cuộc sống và như là cam kết đầu tiên của đời thánh hiến.
-
Chia sẻ đoàn sủng. Tu huynh ý thức được
sự phong phú chứa đựng trong đoàn sủng nền tảng của mình, và họ chia sẻ đoàn sủng
cho các giáo dân khác, để cho những người này có thể sống đoàn sủng theo lối sống
riêng của họ.
Tu huynh chấp nhận để trở nên khí cụ của Thánh Linh trong việc thông truyền đoàn
sủng và đảm nhận trách nhiệm làm ký ức sống động của đấng sáng lập. Như thế, đoàn sủng vẫn giữ được sự phong phú của Tin Mừng
để xây dựng Giáo hội, thiện ích của con người
và nhu cầu của thế giới.
Trong khi phát triển kho tàng chung, Tu huynh nhận thức
chính mình là anh em với các Kitô hữu và nghe trong tâm khảm tiếng gọi của Chúa
dành tôi tớ cho Người, “Ta đã chọn ngươi
làm giao ước với muôn dân” (Is 42, 6). Ơn gọi này mang ý nghĩa cho cả đời sống
và hoạt động của họ, nó biến đổi họ thành ngôn sứ giữa các anh em của mình, và,
nhờ vào đó, họ sống đời thánh hiến trong một cộng đoàn truyền giáo và loan báo
tin mừng.
Người anh em: một kinh nghiệm Kitô giáo thuở ban đầu
11. “Tôi đặc biệt xin các Kitô hữu trong
các cộng đồng trên khắp thế giới hãy cống hiến một chứng tá rực sáng và hấp dẫn
về tình hiệp thông huynh đệ. Hãy làm cho mọi người thán phục vì anh chị em chăm
lo cho nhau, khích lệ và nâng đỡ lẫn nhau: ‘Ở
điểm này, mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy: các con’(Ga 13, 35)”. Lời
kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi đến toàn thể các Kitô hữu nêu bật vị
trí quan trọng của tình huynh đệ trong toàn bộ gia sản Kitô giáo. Đó là viên ngọc
mà Tu huynh phải chú ý mài giũa. Nhờ thế, đối với cộng đoàn Giáo hội, họ là ký ức
ngôn sứ về nguồn gốc của Giáo hội và khích lệ mọi người hãy quay về với nguồn mạch.
Sách Công vụ
Tông đồ trình bày Giáo hội sơ khai
như một cộng đoàn các môn đệ với sứ mạng công bố ơn cứu độ và làm chứng về Đấng
Phục Sinh ; họ tìm thấy sức mạnh trong Lời
Chúa, trong việc bẻ bánh, trong cầu nguyện và trở thành anh chị em với nhau.
Các môn đệ là anh chị em với nhau; đây là dấu chỉ họ là môn đệ Đức Giêsu. Nhưng
họ là anh em với nhau không do chọn lựa cá nhân nhưng bởi vì được quy tụ. Họ được
kết hợp với nhau trước khi được sai đi.
Tình huynh đệ là nguồn sức mạnh cho sứ mạng, nhưng nó
được dựa trên sức mạnh khác: Thánh Linh. Vào ngày lễ Ngũ Tuần, Thánh Linh hiện
xuống trên các anh em đang họp nhau cầu nguyện và sai họ đi làm chứng nhân (Cv
2,1tt). Hơn nữa, Thánh Linh xuống trên anh
em đoàn tụ cầu nguyện để nâng đỡ nhau sau khi ông Phêrô và Gioan bị bắt và được
thả ra; Thánh Linh đổ tràn sức mạnh trên họ để họ can đảm rao giảng Lời Chúa
(Cv 4,23tt). Trình thuật của sách Công vụ
tông đồ cho chúng ta thấy rằng cộng đoàn các môn đệ dần dần nhận thức ra tình huynh đệ và sứ mạng gắn chặt với nhau, và cả hai đều được tăng trưởng nhờ sự sự
thúc đẩy hoặc đòi hỏi của Thánh Linh. Đây là động lực được thiết lập: việc vun
trồng tình huynh đệ tạo ra ý thức lớn hơn về sứ mạng và việc thi hành sứ mạng sẽ
thăng tiến tình huynh đệ.
Sự thúc đẩy của Thánh Linh điều chỉnh và đổi mới sứ điệp
đó trong Giáo hội, đặc biệt trong khung cảnh của đời thánh hiến. Vì thế Thánh Linh
khơi dậy sự hiện diện của các Tu huynh trong các dòng tu giáo sĩ. Sự hiện diện
của họ là quan trọng, không chỉ là một sự đóng góp về mặt vật chất và những nhu
cầu khác, nhưng nhất là bởi vì trong những dòng này, các Tu huynh là ký ức thường
xuyên của “chiều kích căn bản của tình
huynh đệ trong Đức Kitô”
mà mọi thành viên cần phải kiến tạo. Cùng vì một lý do ấy, Thánh Linh cũng gợi
lên các Hội Dòng Tu Huynh, cùng với các Hội dòng Chị em nữ tu. Tất cả các Hội
Dòng này gợi lên thường xuyên trong Giáo
Hội những giá trị cao cả của tình huynh đệ và sự trao hiến bản thân như là biểu hiện tuyệt vời
của sự hiệp thông.
Tên gọi “các Tu huynh” nói lên rằng sứ mạng căn bản mà
các Tu sĩ này đảm nhận trong đời sống của họ : “Các tu sĩ này được kêu gọi trở thành
những người anh em của Đức Kitô, kết hợp sâu xa với Người, “trưởng tử giữa một đoàn anh em đông đúc”
(Rm 8, 29); trở thành anh em với nhau trong tình yêu mến nhau và trong việc cộng
tác với nhau trong cùng một công việc phục vụ để mưu ích cho Giáo hội ; trở
thành anh em của mỗi người bằng việc làm chứng tá về tình thương của Đức Kitô đối
với tất cả mọi người, đặc biệt đối với những người nhỏ bé và những người nghèo
túng nhất; trở thành anh em để đạt tới một tình huynh đệ rộng lớn hơn trong
Giáo hội”.
2. CĂN
TÍNH TU HUYNH:
Mầu
nhiệm của hiệp thông cho sứ mạng
Ký ức về tình yêu của Chúa Kitô: “cũng như Thầy đã làm
cho anh em” (Ga 13:14-15)
12. Để đào
sâu căn tính của Tu huynh, chúng ta hãy để cho mình được soi sáng bằng việc
chiêm ngắm một trong những bức icôn ấn tượng nhất của tất cả bốn Tin Mừng: Đức
Giêsu rửa chân cho các môn đệ.
Trình thuật tin mừng Thánh Gioan về bữa Tiệc ly mở đầu
với tuyên bố trang trọng như sau: “Đức Giêsu…
vốn yêu thương những người thuộc về mình còn ở thế gian và Người yêu thương họ
đến cùng” (Ga 13,1). Bữa tiệc ly của Đức Giêsu với các môn đệ diễn ra trong
một khung cảnh di chúc: Chúa Giêsu muốn
mời gọi các môn đệ, và qua họ, toàn thể Giáo Hội, tiếp tục sứ vụ cứu độ mà tuyệt đỉnh
là cái chết của Người trên thập giá nhưng đã được thực hiện trong suốt cuộc đời,
đã được diễn tả trong câu trả lời cho các môn đệ ông Gioan: “Hãy về và kể cho ông Gioan điều các anh đã
thấy và đã nghe: kẻ mù được sáng mắt, người què đi được, người phong hủi được sạch,
kẻ điếc được nghe, kẻ chết sống lại và người nghèo được nghe tin mừng cứu độ”
(Lc 7,22).
Bởi vậy Giáo hội cảm nhận mình được thiết lập như là đoàn dân phục vụ theo mệnh lệnh của Đức
Giêsu. Các sách Tin mừng trình bày sự thiết lập tác vụ Giáo hội qua hai biểu tượng.
Tin Mừng Nhất lãm chọn icôn Chúa Giêsu bẻ bánh và trao Mình – Máu của Người cho
các môn đệ, đang khi trao cho họ trọng trách này: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19). Còn Tin Mừng Gioan
trình bày cho chúng ta icôn Đức Giêsu lấy khăn thắt lưng, rửa chân cho các môn
đệ, và sau đó Người căn dặn họ: “anh em
cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã để lại cho anh em một gương mẫu, ngõ hầu anh
em cũng làm như Thầy” (Ga 13, 14 – 15).
Trong cảm thức của Giáo hội, nhờ bức icôn rửa chân cho
các môn đệ mà bức icôn Chúa Giêsu phân phát Mình và Máu của Người tìm thấy ý
nghĩa đầy đủ. Mệnh lệnh thực thi tình huynh đệ cho chúng ta chìa khóa để hiểu ý
nghĩa của bí tích Thánh Thể trong Giáo hội. Phụng vụ Thứ Năm Tuần Thánh diễn tả
điều ấy.
Di chúc mà Giáo hội lãnh nhận từ Chúa Giêsu có liên
quan đến hai khía cạnh hoặc hai chiều kích của tác vụ cứu độ, được thể hiện trong Giáo hội qua các tác vụ riêng biệt khác nhau. Một mặt,
qua chức tư tế thừa tác, được thiết lập bằng một bí tích đặc thù, Giáo hội đảm
bảo sự trung thành với ký ức của sự hiến tế của Đức Giêsu, của cái chết và phục
sinh của Người, ký ức này được hiện diện nơi Bí Tích Thánh Thể. Mặt khác, chính
Thánh Linh khơi dậy nơi các tín hữu ký ức
về Đức Giêsu trong tư cách của người phục vụ, và mệnh lệnh cấp bách của Người:
“qua đó mọi người nhận thấy anh em là môn
đệ Thầy” (Ga 13, 35).
Vì lý do đó, nhiều đặc sủng đã được gợi lên giữa các
tín hữu, ngõ hầu phát triển sự hiệp thông nhờ sự phục vụ huynh đệ. Nhờ vậy ơn cứu
độ được mang đến cho người chịu thiệt thòi nhất: để người mù được thấy, người
què được đi, người bị giam được giải
thoát, người trẻ được giáo dục, bệnh nhân và người già được chăm sóc… Nhờ vậy tình
huynh đệ được thực thi cách cụ thể qua muôn vàn công tác phục vụ, trong đó một
số công tác trở thành thiết định và được nhìn nhận như tác vụ của Giáo hội.
Đời sống thánh hiến phát sinh trong Giáo hội như là sự
đáp trả tiếng Thánh Linh mời gọi hãy trung thành duy trì ký ức về tình yêu của Chúa
Kitô, Đấng đã yêu thương những kẻ thuộc về Người cho đến cùng.
Lời đáp trả này được diễn tả bằng nhiều hình thức nhưng tựu trung đặt nền tảng
trên việc lựa chọn "hiến thân vì lòng yêu mến Chúa Giêsu, và trong Người, yêu
mến hết mọi thành viên của gia đình nhân loại".
Ơn gọi và căn tính của các Tu huynh mặc lấy ý nghĩa
trong động lực này, động lực vừa bao hàm vừa bổ sung những tác vụ khác nhau,
nhưng đồng thời cũng vừa đòi hỏi và thúc đẩy những dấu hiệu mang tính ngôn sứ.
I. MẦU NHIỆM:
TÌNH HUYNH ĐỆ, MÓN QUÀ CHÚNG TA LÃNH NHẬN
Chứng
tá và trung gian: “Chúng tôi tin vào tình yêu Thiên Chúa”
13. Nền tảng và
nguồn gốc ơn gọi Tu huynh đến từ đâu, nếu không phải là cảm nghiệm về tình yêu
Thiên Chúa? “Chúng tôi đã biết tình yêu của
Thiên Chúa nơi chúng tôi, và chúng tôi đã tin vào tình yêu đó” (1Ga 4, 16).
Đó cũng là nguồn mạch của mọi ơn gọi Kitô hữu. “Khởi nguyên của người Kitô hữu
không phải là một quyết định đạo đức hay một lý tưởng cao cả, nhưng là gặp gỡ với
một sự kiện, một Nhân vật mang lại một chân trời mới cho cuộc đời, và từ đó, mang
lại một quyết định mới”.
Sự lựa chọn quyết liệt mà Cựu ước đã đề
xuất cho dân Israel và cho mỗi phần tử được lồng trong bối cảnh của cuộc gặp gỡ
giữa người tín hữu với Thiên Chúa, Thiên Chúa đến gặp Dân của Người và thiết lập
giao ước. Từ đó nảy sinh một sự thánh hiến toàn thể cuộc sống: “Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi với
tất cả trái tim, tất cả linh hồn và tất cả sức lực” (Đnl 6,4-5). Đức Giêsu
tái khẳng định đòi hỏi ấy, nhưng kết hợp với một đòi hỏi khác: “Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình
ngươi” (Lv 19,18). Kể từ đó, cả hai lệnh truyền được kết hợp thành một,
không thể tách rời nhau (x. Mc 12, 29 – 31). “Và bởi vì Thiên Chúa đã yêu chúng
ta trước (x. 1 Ga 4, 10), cho nên giờ đây tình yêu không chỉ còn là ‘lệnh truyền’,
nhưng là đáp trả món quà tình yêu mà Chúa đến gặp gỡ chúng ta”.
Ơn gọi làm người anh em không chỉ nhằm đón nhận tình
yêu Thiên Chúa, nhưng còn
trở thành chứng tá và trung gian của món quà đó và của dự án hiệp thông mà
Thiên Chúa ban cho nhân loại, dựa trên sự hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi. Dự
án này, tức là Mầu nhiệm được mạc khải cho chúng ta trong Đức Kitô, nhằm thiết
lập tương quan chiều ngang giữa Thiên Chúa và nhân loại, và giữa lòng nhân loại,
chính nơi mà Thiên Chúa muốn ngự trị.
Do đó các mối tương quan nghĩa tử đồng
thời cũng biến thành tương quan huynh đệ. Vì lý do đó, gọi là “người anh em” cũng
tương tự như gọi là “trung gian của tình
yêu Thiên Chúa”, Đấng đã “yêu thế gian, đến nỗi đã tặng ban Người Con Duy Nhất ngõ
hầu những ai tin vào Người sẽ được hạnh phúc muôn đời” (Ga 3, 16).
Là “người anh em” cũng là trung gian của
tình yêu của Chúa Con, Đấng Trung Gian
đích thực, Người “yêu họ đến cùng”
(Ga 13,1) và dạy chúng ta yêu nhau như Người đã yêu (Ga 13, 34). Người anh em
không được trốn tránh khỏi thế gian này mà Thiên Chúa đã quá yêu thương; trái lại,
người anh em được thúc đẩy đi gặp gỡ và yêu mến nó. Khi chiêm ngưỡng công trình
cứu độ của Thiên Chúa, người anh em khám phá chính mình là công cụ Thiên Chúa muốn
dùng để làm hiển hiện giao ước, tình yêu và lòng ưu ái của Thiên Chúa dành cho
những người bé mọn nhất.
Người anh em nhận thức rằng vạn vật đều
tràn ngập sự hiện diện âu yếm của Thiên Chúa, cách riêng nhận thức rằng tất cả
những gì liên quan đến con người đều nằm trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Từ
nhận thức đó nảy sinh nơi Tu huynh và cộng đoàn các Tu huynh sự cam kết phục vụ
tận tụy và chuyên nghiệp trong tất cả mọi lãnh vực, kể cả những lãnh vực thoạt
tiên xem ra là phàm tục.
Được thánh hiến bởi Thánh Linh
14. Không có chi lớn hơn sự thánh hiến
của bí tích Thánh tẩy. Bí tích Thánh tẩy “tái sinh chúng ta vào đời sống làm
con cái Chúa; kết hiệp chúng ta với Chúa Kitô và Thân thể của Người là Giáo hội;
xức dầu chúng ta trong Thánh Linh để biến đổi chúng ta trở nên đền thờ thiêng
liêng”.
Toàn thể cuộc đời người Kitô hữu phải là một tiến trình hội nhập vào kế hoạch
hiệp thông được biểu thị trong bí tích Thánh tẩy, bằng cách thực thi những cam
kết của bí tích tùy theo ơn gọi lãnh nhận từ Thiên Chúa.
Lời tuyên bố vừa rồi có nguy cơ sẽ bị không
được hiểu đúng đắn nếu không được đặt ở trong khung cảnh rộng lớn của lịch sử cứu
độ, trong đó mỗi người Kitô hữu nhận được sự sống, trong đó, qua bí tích Thánh
tẩy, họ tìm thấy vị trí độc đáo của riêng mình. Câu chuyện này cho biết Thiên
Chúa Tam vị đã muốn kéo dài mối hiệp thông của ngài trong sứ vụ cứu rỗi nhân loại
như thế nào, đã tìm nhiều cách thức như thế nào để thiết lập giao ước, và đã dấn
thân cho đến cùng trong mầu nhiệm nhập thể của Chúa Con. Lịch sử cứu độ này tiếp
tục nhờ Thánh Linh, Đấng đã quy tụ Giáo hội, và xây dựng Giáo hội bằng các ân
ban ngõ hầu, nhờ Giáo Hội, Ngài tiếp tục công trình cứu độ nhân loại.
Tất cả chúng ta đều tham dự vào kế hoạch
cứu độ vĩ đại này, bởi vì “Thiên Chúa trong Đức Kitô đã kêu gọi đích danh từng
người chúng ta”. Mỗi
người tham dự tích cực vào kế hoạch ấy, và ảnh hưởng của họ trên người khác thật
là quyết liệt. Mỗi người, xét như là thành viên Giáo hội, “được ủy thác một
công tác độc đáo, không ai có thể thay thế, để thi hành nhằm mưu ích cho mọi
người”.
Mỗi người, nhờ sự xức dầu trong bí tích Thánh tẩy và Thêm Sức, có thể nhắc lại
lời của Đức Giêsu: “Thần khí Chúa ngự
trên tôi; Ngài đã xức dầu thánh hiến tôi
và sai tôi mang Tin mừng cho người nghèo khó, công bố sự giải thoát cho kẻ bị
giam cầm, cho người mù được thấy; giải phóng người bị áp bức và công bố năm hồng
ân của Đức Chúa” (Lc 4, 18 – 19). Do đó, “người lãnh bí tích Thánh tẩy tham
gia vào chính sứ vụ của Đức Giêsu Kitô, Đấng Thiên sai và Cứu Thế”.
Cam kết công khai: làm cho khuôn mặt của
Anh Giêsu tỏa sáng hôm nay
15. Cuộc thánh hiến tu sĩ được lồng
trong lịch sử ấy của mỗi cá nhân, bắt đầu bằng bí tích Thánh tẩy, và tìm thấy ý
nghĩa đầy đủ hơn. Sự thánh hiến tu sĩ
“đào sâu sự thánh hiến của bí tích Thánh tẩy một cách đặc biệt và phong
phú hơn” , bởi vì nó diễn tả một ơn gọi hàm ngụ “một ân huệ đặc biệt của Thánh Linh”.
Ân huệ này được cảm nhận như một sự thôi thúc muốn công bố bằng chính cuộc đời
của mình trước mặt cộng đồng Giáo hội và trước mặt thế giới, điều mà Đức Giêsu loan
báo ở hội đường Nazareth: “Hôm nay đã được
ứng nghiệm lời Kinh Thánh này mà quý vị đã nghe” (Lc 4, 21). Sự thôi thúc
này, đặc trưng của đời sống ngôn sứ, được kèm theo một lời mời gọi chân thành - được cảm nhận từ nội tâm - hãy bày tỏ thế giới
mới mà Đức Giêsu đã mặc khải cũng như sự phong phú của giao ước Người thiết lập
với Giáo hội vượt lên trên tình máu mủ, bằng đời sống độc thân tự nguyện được chấp
nhận bằng tình yêu và sống trong cộng đoàn huynh đệ.
Mỗi cuộc thánh hiến tu sĩ đều bộc lộ
cho các tín hữu thấy rằng mầu nhiệm của Chúa Kitô Cứu Thế được ứng nghiệm hôm nay, trong thế giới này và qua Giáo hội hôm
nay. Ở mọi thời và mọi nơi, các người thánh hiến chiếu tỏa dung mạo Đức Giêsu
cho thời đại của họ; chính cuộc sống của họ nói lên mầu nhiệm Nước Thiên Chúa
đi vào lịch sử nhân loại. Tính hữu hình này được tỏ lộ qua cách thức hiện diện
của đặc sủng của mỗi gia đình tu trì, ở đây và bây giờ. Vì thế, những người
thánh hiến cần phải thường xuyên tự hỏi: làm thế nào đề làm chứng cho Chúa
Giêsu hôm nay? Chúng ta phải dùng cách thức hiện diện nào để con người hôm nay có
thể thấy, cảm nhận được Chúa Giêsu?
Đời sống thánh hiến được mời gọi trở
nên “ký ức sống động về cách thức sinh sống
và hành động của Đức Giêsu như là Lời Nhập thể trong tương quan với Cha và
trong tương quan với anh em”.
Đặc biệt các tu huynh, cũng như các nữ tu, làm hiển hiện trong Giáo hội khuôn mặt
của anh Giêsu, “trưởng tử của một đàn em”
(Rm 8, 29), người kiến tạo một tình huynh đệ mới bằng giáo huấn và đời sống của
mình.
Thi hành chức tư tế của bí tích Thánh
tẩy
16. Công Đồng Vaticanô II đã nêu bật sự
phong phú của bí tích Thánh tẩy và sự cao quý của chức tư tế phổ quát của những
người đã lãnh bí tích Thánh tẩy. Công đồng đã làm sáng tỏ mối liên hệ hỗ tương
giữa chức tư tế phổ quát và chức tư tế thừa tác, và nhắc lại rằng chức tư tế thừa
tác hướng đến chức tư tế phổ quát của tất cả các tín hữu.
Các Tu huynh, khi sống điều kiện giáo
dân nhờ một sự thánh hiến đặc biệt, làm chứng cho giá trị của chức tư tế phổ
quát đã nhận được trong Bí tích Thánh tẩy và Thêm sức: “[Người] đã làm cho chúng ta trở
thành một vương quốc tư tế để phụng sự Thiên Chúa và Cha của Người” (Kh 1,
5-6). Sự thánh hiến tu trì tự nó đã làm nên việc thi hành cách viên mãn chức tư
tế phổ quát của tất cả mọi tín hữu. Hành vi cốt yếu của chức vụ này là dâng hy lễ
tinh thần mà các Kitô hữu dâng thân mình cho Thiên Chúa “như của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa” (Rm 12,1), để
đáp lại tình yêu của Ngài và để tôn vinh Ngài.
Tu huynh sống hiệp thông với Chúa Cha,
nguồn mạch sự sống, nhờ việc dâng hiến toàn thể cuộc sống của mình cho Ngài, trong
thái độ ngợi ca và thờ phượng. Khi được đâm rễ sâu nơi Thiên Chúa, Tu huynh thánh hiến toàn thể vạn vật, qua việc nhìn nhận sự hiện diện của Thiên
Chúa và tác động của Thánh Linh trong các loài thụ tạo, trong các nền văn hóa
và trong các biến cố. Chính vì nhận ra sự hiện diện năng động này, họ có thể
loan báo nó cho người đương thời. Khả năng này là hoa trái của tiến trình mở
lòng liên lỉ hướng lên Thiên Chúa qua sự thánh hiến của mình, nhờ đó Tu huynh sống
chức tư tế phổ quát từng ngày.
Giống như anh em trong hết mọi sự
17. Sự thánh hiến tu trì giúp Tu huynh
tham dự cách ý thức hơn chiều kích huynh đệ nằm trong chức tư tế của Đức Kitô.
Người “đã trở nên giống anh em mình mọi sự,
để trở thành thượng tế nhân từ và trung tín” (Hr 2, 17-18). Để mặc cho
chúng ta địa vị làm con Thiên Chúa, trước hết Đức Giêsu Kitô đã trở nên người
anh, chia sẻ với chúng ta thịt và máu và trở thành liên đới với những đau khổ của
anh chị em mình. ‘Anh em’ là danh xưng mà Chúa Giêsu dùng để gọi các môn đệ sau khi Phục Sinh, và bà Maria
Madalena được ủy thác truyền thông: “Hãy
đến với các anh em của Thầy và bảo họ: Thầy lên cùng Cha của Thầy cũng là Cha của
anh em…” (Ga 20, 17).
Trong cộng đoàn huynh đệ tiếp đón
mình, Tu huynh trải nghiệm mầu nhiệm Đức Giêsu Phục Sinh như một điều loan báo
và sai đi. Cộng đoàn này là nơi Thiên Chúa ngự,
nơi Đức Giêsu hiện diện giữa anh em (x. Mt 18, 20) để quy tụ họ nên một, trao
ban Thánh Thần cho họ (x. Ga 20, 22) và sai họ đi, như Mađalena, loan báo rằng
trong Đức Kitô tất cả chúng ta là anh chị em với nhau, con cái cùng một Cha. Dựa
trên kinh nghiệm này, các Tu huynh thi hành chức tư tế phổ quát qua tình huynh
đệ, nhờ đó họ trở thành cầu nối liên kết Thiên Chúa với anh em mình, họ được
Thánh Linh xức dầu và sai đi mang Tin Mừng tình yêu và lòng thương xót của Chúa
đến tất cả mọi người, đặc biệt những người anh em nhỏ bé nhất, những người yếu
kém nhất trong cộng đoàn nhân loại.
Tu huynh và
người giáo dân sống ngoài đời thực hiện chức tư tế phổ quát theo thể thức khác
nhau. Cả hai đều diễn tả sự phong phú đa dạng của chức vụ tư tế này, bao hàm sự
gần gũi Thiên Chúa và gần gũi thế giới, thuộc về Giáo hội như là tôi tớ của
Chúa và thuộc về Giáo hội được xây dựng trong thế giới, nhưng cuối cùng nhắm đến
Thiên Chúa. Người giáo dân sống ngoài đời nhắc nhớ Tu huynh rằng họ không được
phép thờ ơ với việc cứu độ nhân loại, cũng như sự tiến bộ của thế giới là điều
mà Thiên Chúa mong muốn và quy hướng về Đức Kitô. Về phần mình, Tu huynh nhắc nhở người giáo dân sống
ngoài đời rằng sự tiến bộ của thế giới không phải là mục đích chung quyết, và việc
xây dựng thành trì trần gian luôn phải đặt nền tảng trong Chúa và hướng đến Ngài,
“nếu không thì việc xây dựng này sẽ trở thành uổng công.”
Tuyên hứa: một sự thánh hiến duy nhất
nhưng được diễn tả qua những lời khấn khác biệt
18. Việc dâng hiến bản thân mang tính cách
công khai và được Giáo hội chấp nhận qua lời tuyên khấn. Việc thánh hiến đi trước
các lời khấn, bao gồm chúng và đi xa hơn chúng. Ý nghĩa của lời khẳng định này
sẽ được rõ ràng nhờ những điều sắp được giải thích dưới đây.
Đề đáp lại hành động yêu thương của
Thiên Chúa đã thánh hiến mình, người
tu sĩ hiến dâng đời sống cho Chúa qua việc tuyên giữ các lời khấn: trước hết,
hiến dâng cuộc đời của mình, để biến nó thành một dấu chỉ của sự ưu việt của
Thiên Chúa, của một đời sống dành hoàn toàn cho Chúa, của giao ước, của tình
yêu Thiên Chúa dành cho Dân Người. Đó là một cam kết tình yêu như một định hướng
nền tảng cho đời sống. Đó là mối ràng buộc huynh đệ để đáp lại món quà làm
nghĩa tử nhận được từ Chúa Cha trong Con của ngài là Đức Giêsu.
Việc dâng hiến này bao trùm toàn bộ cuộc
sống, đòi buộc người tu sĩ sống cuộc hy tế bản thân mỗi ngày, mỗi lúc, mỗi nơi,
trong mọi chiều kích của cuộc đời. Các lời
khấn mang ý nghĩa trong toàn bộ động lực vừa kể; các lời khấn diễn tả sự
toàn diện của cuộc đời dưới những sắc thái khác nhau.
Trong lịch sử đời sống thánh hiến, việc
tuyên giữ công khai các lời khấn được phát biểu qua nhiều cách thức khác nhau,
nhưng kể từ thế kỷ XIII xu hướng chung là diễn tả qua các lời khuyên tin mừng, làm
nổi bật ý định họa trót cuộc đời theo như Đức Kitô
trong ba chiều kích căn bản: khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục.
Các Tu huynh diễn tả sự dâng hiến mình qua việc tuyên giữ
các lời khuyên tin mừng, đồng thời họ biểu lộ sự kết hợp và đồng hóa với Đức Kitô,
khởi đi từ cốt lõi của Tin Mừng là lệnh truyền mến Chúa yêu người. Họ sống khiết tịnh như là một trải nghiệm
về tình yêu của Thiên Chúa, từ đó họ được thúc đẩy yêu thương mọi người và cổ
võ sự hiệp thông qua chứng tá của tình huynh đệ.
Họ sống khó nghèo như là kẻ đã nhận được từ Đức Giêsu, viên ngọc quý của Vương
Quốc Thiên Chúa; vì thế, họ sẵn sàng xây dựng tình huynh đệ và phục vụ, trong đức
ái, tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo nhất. Sự khó nghèo này giúp
cho các Tu huynh mở rộng lòng cho nhau và nhận thấy họ cần đến nhau. Đặc biệt,
họ sống tuân phục như chung nhau tìm kiếm
ý muốn của Chúa Cha, trong tình huynh đệ được linh hoạt bởi Thần Khí,
cam kết đồng lòng đồng ý với nhau cùng tiến bước,
vui lòng chấp nhận những trung gian được chỉ định bởi Luật của Hội dòng.
Vì thế các lời khấn diễn tả sự cam kết
của Tu sĩ sống mầu nhiệm Thiên Chúa, mà họ cùng với anh em mình được đặt làm dấu chỉ và ngôn sứ cho cộng đoàn Giáo hội
và cho thế giới: mầu
nhiệm tình yêu, giao ước và tình huynh đệ.
Một linh đạo nhập thể và hiệp nhất
19. Chiều kích ngôn sứ là phần thiết yếu
của căn tính người thánh hiến, và nó được tăng trưởng, trước hết, nhờ việc lắng
nghe. Người Tôi tớ Giavê đã trải nghiệm điều đó: “Mỗi buổi sáng, Người đánh thức tai tôi để tôi lắng nghe như người môn đệ”
(Is 50,4). Chỉ duy sự trải nghiệm được đâm rễ trong Thiên Chúa và thấm nhuần Lời
Người mới có thể đảm bảo sống được chiều kích này trong hoạt động tông đồ, bởi
vì “tính ngôn sứ chân chính phát sinh từ Thiên Chúa, từ tình thân với Người, từ
việc chú ý lắng nghe Lời của Người trong
các hoàn cảnh lịch sử khác nhau”.
Từ sự chuyên cần chiêm niệm, giúp cho chúng ta biết nhìn mọi vật và mọi người
theo cái nhìn của Chúa, mà ta có khả năng nhận ra dấu chỉ thời đại cách sâu xa,
ngõ hầu nắm bắt tiếng gọi của Chúa trong đó và hoạt động hợp với kế hoạch của
Ngài.
Linh đạo của Tu huynh phải dẫn họ tới
việc sống lại cảm nghiệm Kitô giáo của thuở ban đầu, được Tin Mừng Mát-thêu diễn
tả cách biểu tượng như sau: “Và kìa, bức
màn trong đền thờ bị xé ra làm đôi” (Mt 27,51). Hình ảnh này gợi cho chúng
ta thấy rằng Đức Giêsu, qua cái chết của Người, “đã khai mở cho chúng ta một con đường mới và sống động” “qua
bức màn, tức là chính thân xác của Người” (Hr 10,20) cho chúng ta có thể gặp
được Chúa Cha. Thiên Chúa không chỉ còn nhất thiết hiện diện ở một “nơi thánh
thiêng” nào, bởi vì từ nay trở đi, cần phải “thờ phượng Chúa trong tinh thần và sự thật” (Ga 4,24).
Các Tu huynh được mời gọi sống linh đạo
nhập thể và hiệp nhất này để gặp gỡ Thiên Chúa, không chỉ trong việc lắng nghe
Lời, trong các bí tích, trong phụng vụ hay cầu nguyện, nhưng còn trong cuộc sống
mỗi ngày: trong những công tác hàng ngày, trong lịch sử thế giới, trong những dự
án mong manh của nhân loại, trong thực tại vật chất, trong lao động và kỹ thuật.
Linh đạo này dựa trên cái nhìn sâu sắc về sự thống nhất trong kế hoạch của
Thiên Chúa: đó chính là Thiên Chúa, Thân phụ của Đức Giêsu Kitô, Đấng tạo dựng
và cứu độ thế giới. Do đó cần đưa tất cả đời sống chúng ta vào việc cầu nguyện,
để cho sự cầu nguyện vẫn kéo dài trong đời sống.
Các Tu huynh liên kết việc cầu nguyện chính
thức của Giáo hội với chiều kích phục vụ là đặc tính của đời sống thánh hiến. Họ
vun trồng thái độ chiêm niệm, có khả năng để cho sự hiện diện của Chúa Giêsu được
chiếu tỏa trong đời của họ, trong cuộc sống mỗi ngày, trong những công tác và bổn
phận của mình, để có thể thốt lên với Người rằng: “Lạy Cha là Chủ tể trởi đất, con tạ ơn Cha, vì Cha đã giấu ẩn những điều
này khỏi những bậc thông thái bác học, và đã mạc khải cho những kẻ bé mọn…”
(Lc 10, 21)
Một linh đạo của Lời để sống mầu nhiệm
“ở trong nhà” với Mẹ Maria
20. Ba quyển Tin Mừng nhất lãm tường
thuật lại một quang cảnh trong đó Đức Giêsu phân biệt cách rõ ràng giữa “mẹ và các
anh em” theo thể xác và “mẹ và các anh em là những người lắng nghe và thực hành Lời Chúa” (Lc 8, 21). Trong câu
chuyện, Đức Giêsu rõ ràng ủng hộ nhóm thứ hai. Nhóm thứ nhất ở ngoài nhà, họ gọi Người từ bên ngoài; nhóm thứ hai quây quần bên
Ngài, ở trong nhà, lắng nghe Người. Trong
hàng ngũ mới của mối tương quan gia đình do Đức Giêsu thiết lập, Đức Maria tìm được
vẻ cao siêu và ý nghĩa sâu sắc đối với cộng đoàn Kitô hữu. Thánh sử Luca nói về
Mẹ rằng “Người ghi nhớ tất cả những điều ấy
trong lòng và liên tục suy đi nghĩ lại” (Lc 2, 19.51). Đức Maria đón nhận và
sống tròn đầy tình yêu của Thiên Chúa đến độ để cho tình yêu ấy trở thành thể xác
của Mẹ. Mẹ là mối dây hiệp nhất trong cộng đoàn non trẻ của những người anh em,
Mẹ đồng hành với họ và hiện diện như là người mẹ và người chị; và Mẹ lãnh nhận
Thánh Linh trong huynh đoàn cầu nguyện này (x. Cv 1,14; 2, 1-4).
Giống như Đức Maria, Tu huynh được mời
gọi sống sâu xa linh đạo của Lời, để trải nghiệm ở trong nhà quanh Chúa Giêsu, lắng nghe sứ điệp của Người, và sống kề
bên Người mầu nhiệm của Chúa Cha đã nhận chúng ta làm con trong Người Con và làm
anh em với nhau và với Chúa Giêsu.
Giống như Đức Maria, Tu huynh được mời
gọi để cho Thánh Linh đổ đầy, lắng nghe trong mình tiếng Thánh Linh kêu lên tận
đáy lòng: Cha ơi! (Gl 4,6; Rm 8,15). Đây
là cảm nghiệm duy nhất có sức nâng đỡ ơn gọi của mình.
Nhờ Mẹ Maria trợ giúp và gợi ý, Tu huynh
sống trong cộng đoàn của mình kinh nghiệm về Chúa Cha Đấng đã quy tụ họ đến bàn
tiệc Lời, bàn tiệc Thánh Thể và bàn tiệc sự sống. Cùng với Mẹ Maria, Tu huynh ca
khen Thiên Chúa cao cả và loan báo ơn cứu độ của Ngài. Vì thế họ cảm thấy được
thúc đẩy để tìm kiếm và đưa vào ngồi trong Vương Quốc những người không có gì để
ăn, những người bị xã hội loại trừ và những người bị sự tiến bộ đẩy lùi. Đây là
đời sống Thánh Thể mà các Tu huynh được mời gọi cử hành qua chức tư tế phổ quát,
được xác nhận bởi lời tuyên khấn.
ĐHY João
Braz, Bộ trưởng
ĐTGM José
Rodríguez Carballo, OFM, Tổng thư ký
Chuyển ngữ : Ts Giuse Mai Văn Tuyến, OP
Hiệu đính : Ts Giuse Phan Tấn Thành, OP
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét