Ts. Paul Byrd, OP.
Ts Giuse Mai Văn Tuyến, OP chuyển
ngữ
II. Công
việc của anh em tu huynh
Hinnebusch
liệt kê một số công việc thường được giao cho anh em tu huynh trong cộng đoàn
là: Coi phòng thánh, giữ cửa, y tế, nấu ăn, giặt ủi quần áo, thợ may, giữ hầm
chứa rượu, đóng giày… (289-290). Trước đó, ngài còn viết rằng nhiệm vụ xin tiền
cho cộng đoàn được giao xuống cho anh em tu huynh (161). Nếu bạn nghiên cứu
cuộc sống một số anh em tu huynh trong lịch sử Dòng, có ba điều bạn sẽ khám phá
ra. Thứ nhất, nhiều
anh em không chỉ có tay nghề cao mà còn là chuyên viên trong lãnh vực của họ. Thứ hai, các
chuyên môn này rất phong phú. Và thứ ba, nhiều
anh em đã đạt tới mức thánh thiện cao trong đời sống ơn gọi tu huynh.
Cũng như hôm
nay, bạn có thể chia sứ vụ của anh em tu huynh thành hai loại: hướng nội và
hướng ngoại. Hướng nội đề cập đến tất cả các công việc trực tiếp và chủ yếu cho
cộng đoàn, như các công việc được liệt kê ở trên. Ví dụ, anh Phaolô Maria, tu
huynh Tây Ban Nha ở thế kỷ 16 là một y tá có tài. Sứ vụ hướng ngoại đề cập đến
mọi công việc trực tiếp và chủ yếu bên ngoài cộng đoàn. Người gác cổng, hoặc
giữ cửa tu viện, là một ví dụ cổ điển cho sứ vụ bên ngoài của anh em tu huynh ở
nhiều dòng và hội dòng. Người giữ cửa thường là người tiếp đón người nghèo đến
xin sự giúp đỡ của tu viện.
Chúng ta chỉ
nhìn vào bốn gương mặt nổi bật nhất trong anh em tu huynh Đaminh để hiểu được
sự đa dạng và thánh thiện của ơn gọi. Chân phước Simon Ballachi,
từng là một người lính, xuất thân trong gia đình giàu có, nhận ra ơn gọi Đaminh
với nghề làm vườn, dành phần lớn thời gian để chiêm niệm. Chân phước James ở
Ulm, một nghệ sĩ tài năng, người sáng lập trường và dạy nghề làm cửa sổ
kính màu. Thánh Martin de
Porres được học và phục vụ
như một y sĩ, và thánh Gioan Maisan,
người cùng thời và là bạn của thánh Martin, một người khuôn vác, dạy giáo lý,
và bạn của người nghèo.
Tuy nhiên,
đây chỉ là những khuôn mặt nổi bật nhất. Có rất nhiều mẫu gương đặc sắc về anh
em. Anh Ristoro và Sisto thiết kế và xây dựng nhà thờ Đức
Maria Novella ở Florence. Anh Bartolomeo della
Porta (đã thụ phong phó tế,
nhưng sau đó thôi học để theo đuổi mục đích nghệ thuật) là một nghệ sĩ lớn thời
kỳ phục hưng và là bạn của Raphael. Anh Damiano da
Bergamo thiết kế cung nguyện
nhà thờ thánh Đaminh ở Bologna đã được ca ngợi như là kỳ quan thứ tám của thế
giới. Và máng dẫn nước của anh Michael Zamora vẫn còn có thể được nhìn thấy ở
Oaxaca, Mexico. Như anh V.F. O'Daniel viết trong cuốn sách Anh em Tu huynh
Đaminh của mình:
"Tóm lại, hôm nay cũng như xưa, anh em tu huynh lao động trong bất kỳ công
tác nào để hỗ trợ các tu viện hoặc tỉnh dòng, giúp cho các cha tự do hơn và
nhiều thời gian hơn cho hoạt động tông đồ"(38). Trong những thành tựu được
liệt kê ở trên có vẻ lớn trong con mắt của thế gian, nhưng những thành tựu lớn
hơn cho các cộng đoàn phải là những điều đạt được do những anh em thánh thiện
như đã kể trên, chân phước Simon, chân phước James, thánh Martin, thánh Juan,
và nhiều người khác được biết đến và chưa được biết đến, qua lời cầu nguyện và
đời sống thánh thiện của họ truyền cảm hứng tới những người xung quanh, các
linh mục cũng như giáo dân, để sống một cuộc sống thánh thiện hơn. Tôi nghĩ
rằng lịch sử nổi bật của anh em tu huynh có thể thông truyền tới Dòng hôm nay
vị thế của những anh em không chức linh mục trong gia đình Đaminh. Điều chúng
ta học được đó là sự thánh thiện, tài năng, thông minh, chăm chỉ làm việc,
những người được Chúa mời gọi trở thành tu sĩ nhưng không cảm thấy được mời gọi
để làm linh mục. Một số vẫn nhắm tới các sứ vụ hướng nội như nấu ăn, bảo vệ,
hoặc trợ giúp quản trị, trong khi những người khác nhiều hơn và nhiều hơn nữa
tìm cách làm việc bên ngoài nhiều tới mức chưa bao giờ tưởng tượng được nơi anh
em Đaminh xưa kia. Đây là điểm khác nhau giữa hạn từ tu huynh (lay brother) và
trợ sĩ (cooperator brother) có thể phải xác định rõ, bởi vì tôi tin có sự khác
nhau.
Như đã trình
bày ở trên, một anh tu huynh có thể đóng góp vào đặc sủng giảng thuyết của Dòng
khi làm bất cứ công việc gì trong sự tương trợ và cưu mang của cộng đoàn, giúp
anh em tư giáo tự do hơn trong nghiên cứu và sứ vụ. Công việc của họ hỗ trợ đặc
sủng, hơn là trực tiếp vào các đặc sủng, (giữ một số vai trò đặc biệt trong
tương quan với giáo dân). Như tôi thấy, sự khác biệt trong anh em tu huynh đến
từ sự hợp lý của sứ vụ của anh em không chức thánh trong thời hiện đại. Bởi vì
sự bình đẳng trong giáo dục mà họ nhận được trước và sau khi gia nhập Dòng, bây
giờ, hơn bao giờ hết, những anh em có đủ điều kiện để phục vụ như thày dạy, nhà
giảng thuyết, và các sứ vụ bác ái trong phòng khám, bệnh viện, nhà điều dưỡng
và trại tế bần. Do đó, không còn chỉ là anh em thụ phong linh mục đòi hỏi thời
gian để nghiên cứu và làm việc tông đồ, nhưng là tất cả các tu sĩ Dòng Đa Minh:
sự say mê thay đổi tình huynh đệ tự nhiên của anh em tu huynh, đi từ sự cộng
tác làm việc của dòng đến sứ vụ của Dòng. Dĩ nhiên, cũng cần chỉ rõ, những điều
đó luôn luôn được thực hiện, bất cứ điều gì anh em tu huynh xưa đã làm, họ đều
tham dự và góp phần vào sứ vụ của Dòng. Điều này là đúng nhất, nhưng tôi lại
quan tâm nhiều hơn với những thay đổi trong bản sắc của anh em tu huynh. Chẳng
hạn, anh em tu huynh thường được xem và đối xử như người phục vụ anh em linh
mục. Những ngôn ngữ nói về anh em tu huynh thường tiêu cực, với các từ như
"tầm thường" và "khiêm tốn" (theo nghĩa tiêu cực hơn là
thấp kém) đang được dùng để mô tả. Đặc tính đã thay đổi, như công việc của anh
em đã thay đổi.
(còn nữa)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét